Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Tìm Hiểu Lệnh Tháng

Phần tóm tắt hay đầu bài đăngPhần còn lại.
Tháng sinh trong năm là một trong những quy ước của Tử bình để tính ra được thân vượng hay nhược. Nó là bước đầu tiên quan trọng khi bạn nhìn vào một tứ trụ. Tiết Khí trong tháng đó chứa những nhân nguyên (can tàng độn) chính mà chúng ta gọi là "Lệnh". Từ Lệnh này mà suy ra được sự vượng, suy của 3 trụ kia, cho nên tháng sinh có yêu cầu cao khi xem xét.

Xin nhắc lại vài từ cho quen cách dùng trong Tử bình:
- Vượng: thịnh vượng, hưng vượng, sáng sủa, tốt đẹp
- Nhược: suy, yếu, tàn
- Tiết Khí: một năm có 24 Tiết Khí, trong đó chia ra 12 Tiết và 12 Khí được tính theo dương lịch (kinh độ mặt trời). Thường thì người ta hay nói chung là tiết khí, nhưng đúng ra thì gọi Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy.
- Nhân nguyên: như đã có trình bày, mỗi một Chi đều có đủ 5 hành, nhưng chỉ có các Can tàng có ngũ hành hữu dụng trong Chi đó mới được nêu ra. Có khi bạn chỉ thấy Can bản khí mà thôi, thí dụ như tiết Kinh Trập, can tàng chính là Ất, nhưng thật ra còn có Giáp hành quyền 10 ngày đầu, sau đó mới tới Ất. Lý do là Giáp từ Khí của Tiết Lập Xuân còn lại.
- Lệnh: tức là hành chính của khoảng thời gian đó, nói rõ hơn là Can nào đại diện chính để biết nhật chủ (Can ngày) có tính cách vượng hay suy.

Có 5 Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
5 Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

Vòng trường sinh của vạn vật không thay đổi theo chu kỳ đi tới:
1. Trường sinh: mọc nầm, nảy sinh
2. Mộc dục: vừa được sinh ra, lố dạng
3. Quan đái: dần dần mạnh lên
4. Lâm quan: trưởng thành
5. Đế vượng: thành thục, mạnh mẽ cực độ
6. Suy: bắt đầu giảm chất lượng
7. Bệnh: khốn đốn, cơ cực
8. Tử: bị diệt, suy tàn
9. Mộ: trở về nơi tàng trữ
10. Tuyệt: tất cả các khí bị mất hết
11. Thai: khí lại bắt đầu giao nhau, kết thành thai
12. Dưỡng: đang phát mầm mống

Can dương thì đi thuận, can âm tính ngược trong vòng Trường sinh. Nói thế không phải là can âm bị tính từ Dưỡng trở về Trường Sinh, mà tính từ Ngọ là thời điểm dương đã lên cao, bắt đầu trở về quy trình âm.

Một ngày bắt đầu từ giờ Tí cho đến giờ Ngọ giữa trưa là đã thấy bắt đầu âm sinh trưởng, chiều tối đến giờ Hợi là chấm dứt một vòng. Vì thế các can âm trường sinh (bắt đầu lố dạng) tại nơi mà các can dương ở giai đoạn Tử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét